Trẻ Hay Bị Chảy Máu Cam Là Bệnh Gì

 - 

Trẻ từ 2 đến 10 tuổi thường hay bị chảy máu cam. Đây là bệnh lý phổ biến thường gặp. Đa phần chảy máu cam sẽ tự khỏi và có thể dễ dàng xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu xảy ra với tần suất nhiều và nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Trẻ hay bị chảy máu cam là bệnh gì


Chảy máu cam ở trẻ là gì?

Chảy máu cam hay chảy máu mũi ở trẻ em là bệnh thuộc vùng tai mũi họng phổ biến ở trẻ, là hiện tượng máu đỏ tươi đột ngột chảy ra từ hốc mũi. Bé hay bị chảy máu mũi không phải một hiện tượng hiếm gặp nhưng lại khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. 

Chảy máu cam thông thường nhất là chảy máu mũi trước. Khi đó, mao mạch, các mạch máu rất nhỏ bên trong mũi bị vỡ và gây ra chảy máu cam. Loại khác là chảy máu mũi sau xuất phát từ phần sâu nhất của mũi. Máu chảy xuống sau cổ họng ngay cả khi ngồi hoặc đứng. Trường hợp này xảy ra thường xuyên ở người lớn tuổi, những đối tượng bị huyết áp cao và những người bị thương ở mũi hoặc mặt.

*

Hình ảnh bé chảy máu mũi

Nguyên nhân bé bị chảy máu cam?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé hay bị chảy máu cam. Đa phần các trường hợp chảy máu cam diễn ra do màng mạch ở vách ngăn mũi gặp tổn thương. Một số nguyên nhân khiến bé chảy máu mũi:

Yếu tố thời tiết 

Yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. Nếu độ ẩm không khí quá thấp sẽ làm cho không khí khô. Màng nhầy vách mũi trẻ cũng bởi vậy mà không còn đàn hồi, giảm độ co giãn và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần có sự chà xát nhỏ như hắt hơi, dụi mũi cũng có thể làm trẻ bị chảy máu mũi. Khi trời nóng, các mạch máu giãn nở, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và thường xuyên ngoáy mũi làm vỡ mạch máu. 

Bé chảy máu mũi do va đập, chấn thương

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam thường là do va đập vào các dụng cụ cứng, chấn thương khi chơi đùa. Đôi khi trẻ còn cho đồ chơi vào mũi hay va vào các vật cứng như bàn, ghế, tường,...

*

Trẻ bị chảy máu cam khi chấn thương ở mũi

Bổ sung thiếu dưỡng chất

Vitamin C vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé. Có tác dụng bảo vệ, chống lại các bệnh truyền nhiễm. Việc thiếu vitamin C sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, gây tổn thương vùng mạch máu, khiến trẻ hay chảy máu cam.

Xem thêm: Những Thực Phẩm Cần Tránh Khi Bị Khâu Vết Thương Không Nên Ăn Gì

Không cân bằng độ ẩm

Bật điều hòa thường xuyên và trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng độ ẩm. Điều hòa có thể làm dịu nhiệt độ nhưng cũng sẽ làm khô không khí ở môi trường xung quanh. Do vậy làm cho mũi trẻ bị khô, rất dễ gây chảy máu mũi ở trẻ em. Bên cạnh đó có một số bé hay đứng trước tủ lạnh mở cửa, đặc biệt là mùa hè để làm mát nên hay bị chảy máu mũi thường xuyên.

Viêm mũi, u mũi

Khi viêm mũi sẽ làm cho các mạch máu, gồm cả động mạch và tĩnh mạch mở rộng. Khi đó hệ thống mạch máu trong khoang mũi của trẻ cũng có những biến đổi nhất định nên gây ra chảy máu mũi khi có tác động nhẹ từ bên ngoài. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng xuất hiện khối u mũi, gây ra hiện tượng chảy máu cam. Đa phần là các khối u lành tính, số ít cũng có thể có khối u ác tính. 

Yếu tố bẩm sinh, di truyền

Các yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho bé dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu mũi.

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Thông thường, trẻ hay chảy máu cam là do cơ thể quá nóng hoặc đang bị thiếu vitamin C. Trẻ 5 tuổi bị chảy máu cam có thể do một trong các nguyên nhân trên. Tuy nhiên nếu bé bị chảy máu cam quá thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, hay có khối u mũi, bệnh bạch cầu. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

Xem thêm: Nguyên Nhân Thường Gặp Của Đau Đầu Gối Là Bệnh Gì, Đau Đầu Gối Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì

Cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ

Mặc dù không hoàn toàn ngăn ngừa được tất cả các trường hợp trẻ bị chảy máu mũi, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm hiện tượng chảy máu cam cho bé tại nhà. Bao gồm:

Điều trị dị ứng để ngăn ngừa viêm trong mũiSử dụng nước muối (nước muối) xịt mũi để giữ ẩm cho mũi của trẻ.Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi trong phòng ngủ của trẻ để ngăn không khí bị khô khi bật điều hòa.Cắt tỉa móng tay cho trẻ để tránh bị thương do ngoáy mũiKhuyến khích trẻ em đeo thiết bị bảo hộ thích hợp trong khi chơi thể thao hoặc các hoạt động khác có thể bị thương ở mũi

Thông qua những thông tin trên, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ để hạn chế và chấm dứt tình trạng này. Nếu còn bất kỳ vấn để thắc mắc nào về chảy máu mũi ở trẻ em, cha mẹ vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.