MONOPOLISTIC COMPETITION LÀ GÌ

 - 

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đến một cấu trúc thị trường là cạnh tranh độc quyền. Thị trường cạnh tranh độc quyền là gì? Nó có các đặc điểm gì, ưu nhược điểm ra sao và liệu nó có gì khác so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!

Cạnh tranh độc quyền là gì?

Cạnh tranh độc quyền (Tiếng Anh: Monopolistic Competition) là cấu trúc thị trường kết hợp các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Loại cấu trúc thị trường này được tìm thấy trong cuộc sống thực. Về cơ bản, thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà tại đó, các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sự khác biệt nhất định về tính năng chất lượng, số lượng… Vì vậy các công ty có chính sách kiểm soát giá và định giá của các công ty đang áp dụng. Người mua và người bán có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, chính vì rào cản gia nhập thấp, các đối thủ cạnh tranh mới liên tục gia nhập thị trường để ngăn cản các công ty hiện tại tạo ra lợi nhuận siêu bình thường.

Bạn đang xem: Monopolistic competition là gì

*
Khái niệm cạnh tranh độc quyền

Đặc điểm của cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền thể hiện các đặc điểm sau:

#1 Nhiều người mua và người bán

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, có một số lượng lớn người mua và người bán tham gia, tuy nhiên không lớn bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm soát được chính sách giá, sản lượng của doanh nghiệp mình ở một mức độ nào đó. Chính vì vậy, trong thị trường cạnh tranh độc quyền, mỗi doanh nghiệp sẽ tuân theo một chính sách giá độc lập. Giả sử, nếu doanh nghiệp giảm giảm giá, doanh số bán được sẽ bị chênh lệch một chút so với nhiều đối thủ của nó, do đó mức độ mà mỗi đối thủ phải gánh chịu sẽ rất nhỏ. Như vậy các đối thủ này sẽ không có lý do gì để phản ứng trước sự thay đổi của doanh nghiệp này.

#2 Sự khác biệt của sản phẩm

Một đặc điểm khác của cạnh tranh độc quyền là sự khác biệt hóa sản phẩm. Sự khác biệt hóa sản phẩm này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị so với đối thủ cạnh tranh. Nó thể hiện ở việc người tiêu dùng có khả năng phân biệt sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp này so với sản phẩm của một doanh nghiệp khác. Về cơ bản, sản phẩm của các hãng khác nhau không hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt về sản phẩm này có thể là thực sự (thiết kế, vật liệu được sử dụng, kỹ năng…) hoặc tưởng tượng (thông qua quảng cáo, nhãn hiệu thương mại…).

#3 Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp

Giống như cạnh tranh hoàn hảo, trong cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường khi các doanh nghiệp hiện tại đang tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Với sự gia nhập của các doanh nghiệp mới, nguồn cung sẽ tăng lên làm giảm giá và do đó các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường. Tương tự, nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền đang tiếp tục thua lỗ, một số doanh nghiệp sẽ lựa chọn rút khỏi thị trường. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ đó giả cả sẽ tăng lên, và các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường.

Xem thêm: Cleanser Là Gì ? Phân Biệt Các Sản Phẩm Làm Sạch Da Cách Phân Biệt Các Sản Phẩm Làm Sạch Da

#4 Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn

Các các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền có thể tạo ra lợi nhuận siêu ngạch nếu họ có thể hưởng lợi từ khoảng trống trên thị trường. Ví dụ như xét trong thị trường quần áo, một doanh nghiệp có thể tạo ra một thiết kế mới chưa từng có trước đó, nếu thiết kế này có thể gây ấn tượng tốt đối với khách hàng, doanh nghiệp đó đương nhiên sẽ thu về lợi nhuận lớn từ sự tăng lên về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể mang đến cho doanh nghiệp lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn cho đến khi đối thủ của họ biết đến sự tồn tại của thiết kế đó. Sau đó họ sẽ nhanh chóng tạo ra các sản phẩm tương tự để cung cấp ra thị trường. Điều này khiến cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp ban đầu bị giảm đi.

*
Cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn

#5 Lợi nhuận bình thường trong dài hạn

Trong dài hạn, lợi nhuận thu hẹp khi những người mới tham gia vào thị trường để cạnh tranh. Do rào cản gia nhập thấp, các doanh nghiệp mới có thể nhìn thấy bất kỳ khoản lợi nhuận siêu ngạch nào được tạo ra và nhanh chóng tham gia để giành lấy thị phần. Vì vậy, trong khi một số doanh nghiệp có thể thu lợi từ các sản phẩm mới trong ngắn hạn, thì những khoản lợi nhuận siêu ngạch này lại bị giảm xuống khi có sự cạnh tranh.

*
Cạnh tranh độc quyền trong dài hạn

#6 Thông tin không hoàn hảo

Trong cạnh tranh không hoàn hảo, nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hơi khác nhau. Điều này làm cho việc thu thập thông tin về sản phẩm tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Chính vì thế, người mua không thể có tất cả thông tin hoàn hảo về sản phẩm, chất lượng và giá cả của chúng. Rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn một trong vài sản phẩm, hàng hóa được bày bán ở gần nhà. Đôi khi người mua có thể biết về một loại hàng hóa cụ thể ở nơi nó có sẵn với giá thấp. Tuy nhiên, họ không thể tự mình đi đến đó. Tương tự, người bán không biết chính xác sở thích của người mua và do đó, không cung cấp dịch vụ đúng nơi mà khách hàng có nhu cầu cao.

Xem thêm: Geeky Là Gì - Giải Thích Nghĩa Từ, Ví Dụ &Raquo Tiếng Anh 24H

#7 Cạnh tranh phi giá cả

Thị trường cung cấp các sản phẩm hơi khác nhau, vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Chẳng hạn như chất lượng phục vụ của nhân viên chu đáo hơn, thời gian chờ đợi ít hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố phi giá cả khác như vị trí, thương hiệu/ quảng cáo và chất lượng.