Luật khám chữa bệnh 2009

 - 
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

QUỐC HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------

Số: 40/2009/QH12

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2009

LUẬT

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghịquyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật khám bệnh,chữa bệnh,

Chương 1.

Bạn đang xem: Luật khám chữa bệnh 2009

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định quyền và nghĩa vụcủa người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữabệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật,phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảođảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1. Khám bệnh là việc hỏi bệnh,khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xétnghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điềutrị phù hợp đã được công nhận.

2. Chữa bệnh là việc sử dụngphương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưuhành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

3. Người bệnh là người sử dụngdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh,chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủđiều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉhành nghề).

5. Giấy phép hoạt động khám bệnh,chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này (sau đây gọichung là giấy phép hoạt động).

6. Người hành nghề khám bệnh, chữabệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữabệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề).

7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làcơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh.

8. Lương y là người có hiểubiết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằngphương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc được Bộ Ytế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y trung ương hoặc Hộiđông y cấp tỉnh.

9. Người có bài thuốc gia truyềnhoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người sở hữu bài thuốc hoặcphương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia đình truyền lại,điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất định được Sở Y tếcông nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh.

10. Cập nhật kiến thức y khoaliên tục là việc người hành nghề tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắnhạn, hội nghị, hội thảo về y khoa thuộc lĩnh vực hành nghề theo chương trình doBộ Y tế phê duyệt hoặc công nhận và được cấp giấy chứng nhận theo quy định củaBộ trưởng Bộ Y tế.

11. Người bệnh không có người nhậnlà người bệnh đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị bệnh tâm thần hoặc bị bỏrơi, bao gồm cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà khôngcó giấy tờ tùy thân, không xác định được địa chỉ cư trú.

12. Hội chẩn là hình thức thảoluận giữa những người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoánvà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

13. Tai biến trong khám bệnh, chữabệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do saisót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc rủi ro xảy ra ngoài ýmuốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy địnhchuyên môn kỹ thuật.

Điều 3. Nguyêntắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Bình đẳng, công bằng và không kỳthị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

2. Tôn trọng quyền của người bệnh;giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnhán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều59 của Luật này.

3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy địnhchuyên môn kỹ thuật

4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đốivới trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp củangười hành nghề.

6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ ngườihành nghề khi làm nhiệm vụ.

Điều 4. Chínhsách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

1. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằmđáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngânsách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em,người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn.

2. Tăng cường phát triển nguồn nhânlực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện chếđộ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnhtừ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội không khókhăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt độngkhám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh.

4. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứngdụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh.

5. Kết hợp y họchiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 5. Tráchnhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhànước về khám bệnh, chữa bệnh

2. Bộ Y tế chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnhvà có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng và ban hành theo thẩmquyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quychuẩn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thốngcơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyềnvà tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Quản lý thống nhất việc cấp, cấplại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động;

d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệuquốc gia về người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh,chữa bệnh;

e) Tổ chức đàotạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; hướng dẫn việc luânphiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong khám bệnh,chữa bệnh;

g) Thực hiện hợptác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các nước;hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợp tác chuyên gia, chuyển giao kỹ thuậtvà phương pháp chữa bệnh mới.

3. Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnhtại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luậtnày và phù hợp với điều kiện thực tế của quân đội.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thựchiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trong phạmvi địa phương.

Điều 6. Cáchành vi bị cấm

1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứungười bệnh

2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứngchỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gianbị đình chỉ hoạt động.

3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh,cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đượcghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.

4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượnchứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

5. Người hành nghề bán thuốc chongười bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và ngườicó bài thuốc gia truyền.

6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹthuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trongkhám bệnh, chữa bệnh.

7. Quảng cáo không đúng với khảnăng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trongchứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặckiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữabệnh.

8. Sử dụng hình thức mê tính trongkhám bệnh, chữa bệnh.

9. Người hành nghề sử dụng rượu,bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

10. Vi phạm quyền của người bệnh;không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợidụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghềnghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồsơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.

11. Gây tổn hại đến sức khỏe, tínhmạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.

12. Ngăn cản người bệnh thuộc diệnchữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnhbắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.

13. Cán bộ, công chức, viên chức ytế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tưnhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốncủa Nhà nước.

14. Đưa, nhận, môi giới hối lộtrong khám bệnh, chữa bệnh.

Chương 2.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦANGƯỜI BỆNH

MỤC 1. QUYỀN CỦANGƯỜI BỆNH

Điều 7. Quyềnđược khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế

1. Được tư vấn, giải thích về tìnhtrạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp vớibệnh.

2. Được điều trị bằng phương phápan toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.

Điều 8. Quyềnđược tôn trọng bí mật riêng tư

1. Được giữ bí mật thông tin vềtình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

2. Thông tin quy định tại khoản 1Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin,kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnhgiữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặctrong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Điều 9. Quyềnđược tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xửhoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều66 của Luật này.

2. Được tôn trọng về tuổi tác, giớitính, dân tộc, tín ngưỡng.

2. Không bị phân biệt giàu nghèo, địavị xã hội.

Điều 10. Quyềnđược lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Được cung cấp thông tin, giảithích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựachọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.

2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gianghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Được lựa chọn người đại diện đểthực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 11. Quyềnđược cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh

1. Được cung cấp thông tin tóm tắtvề hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

2. Được cung cấp thông tin về giá dịchvụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơnthanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 12. Quyềnđược từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụngthuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịutrách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 66 của Luật này.

2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữabệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng vănbản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hànhnghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

Điều 13. Quyềncủa người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự,hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đếnchưa đủ 18 tuổi

1. Trường hợp người bệnh bị mấtnăng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lựchành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thìngười đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.

2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệtính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp củangười bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh,chữa bệnh.

MỤC 2. NGHĨA VỤCỦA NGƯỜI BỆNH

Điều 14. Nghĩavụ tôn trọng người hành nghề

Tôn trọng và không được có hành vixâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhânviên y tế khác.

Điều 15. Nghĩavụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Cung cấp trung thực thông tinliên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghềvà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điềutrị của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.

3. Chấp hành và yêu cầu người nhà củamình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật vềkhám bệnh, chữa bệnh.

Điều 16. Nghĩavụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Người bệnh có trách nhiệm chi trảchi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định củapháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chiphí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểmy tế.

Chương 3.

NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH,CHỮA BỆNH

MỤC 1. ĐIỀU KIỆNĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ

Điều 17. Ngườixin cấp chứng chỉ hành nghề

1. Bác sỹ, y sỹ

2. Điều dưỡng viên

3. Hộ sinh viên.

4. Kỹ thuật viên

5. Lương y

6. Người có bài thuốc gia truyền hoặccó phương pháp chữa bệnh gia truyền

Điều 18. Điềukiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

1. Có một trong các văn bằng, giấychứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đếny tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận làlương y;

c) Giấy chứng nhận làngười có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Có văn bản xác nhậnquá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyềnhoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Có giấy chứng nhậnđủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Không thuộc trườnghợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đếnchuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu tráchnhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sựcủa tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sởgiáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnhcáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chếnăng lực hành vi dân sự.

Điều19. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Có đủ điều kiệnquy định tại Điều 18 của Luật này.

2. Đáp ứng yêu cầu vềsử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.

3. Có lý lịch tư phápđược cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

4. Có giấy phép lao độngdo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định củapháp luật về lao động.

Điều20. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp bị thu hồi chứngchỉ hành nghề

1. Có đủ điều kiệnquy định tại Điều 18 của Luật này đối với người Việt Nam hoặc Điều 19 của Luậtnày đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ điều kiệnvề văn bản xác nhận quá trình thực hành.

2. Có giấy chứng nhậnđã cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Điều21. Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh,chữa bệnh, hợp tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh

1. Cá nhân, tổ chứctrong và ngoài nước có quyền đề nghị được tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạohoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạovề y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

2.Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị và thẩmquyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1Điều này.

Điều22. Thừa nhận chứng chỉ hành nghề

Việc thừa nhận chứngchỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh giữa các nước được thực hiện theo quy định củathỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên.

Điều23. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nướcngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người ViệtNam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạothì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.

2. Việc chỉ định điềutrị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biếttiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằngngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịchsang tiếng Việt.

3. Người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người ViệtNam được xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủtrình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyênngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.

Bộtrưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thànhthạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

4. Người phiên dịchphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịchtrong khám bệnh, chữa bệnh.

Điều24. Xác nhận quá trình thực hành

1.Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại ViệtNam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tạicơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh(sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hànhtại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hànhtại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hànhtại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

2. Người đứng đầu cơsở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thựchành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian,năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Điều25. Chứng chỉ hành nghề

1. Chứng chỉ hành nghềđược cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 của Luậtnày.

2. Chứng chỉ hành nghềđược cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.

3.Nội dung của chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a) Họ và tên, ngàytháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn;

b) Hình thức hành nghề;

c) Phạm vi hoạt độngchuyên môn.

4. Trường hợp chứngchỉ hành nghề bị mất hoặc bị hư hỏng, người hành nghề được cấp lại chứng chỉhành nghề.

5. Bộ trưởng Bộ Y tếban hành mẫu chứng chỉ hành nghề.

6.Chính phủ quy định lộ trình cấp chứng chỉ hành nghề để bảo đảm đến ngày 01tháng 01 năm 2016, tất cả đối tượng đang tham gia khám bệnh, chữa bệnh ở các cơsở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải cóchứng chỉ hành nghề.

MỤC2. THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI VÀ THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Điều26. Thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề

1. Bộ trưởng Bộ Y tếcấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:

a) Người làm việc tạicơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;

b) Người làm việc tạicơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản2 và khoản 3 Điều này;

c) Người nước ngoài đếnhành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

2. Giám đốc Sở Y tế cấp,cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Quốcphòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với ngườilàm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều27. Hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

1.Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề;

b) Bản sao văn bằnghoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

c) Văn bản xác nhậnquá trình thực hành;

d) Giấy chứng nhận đủsức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

đ) Phiếu lý lịch tưpháp;

e) Sơ yếu lý lịch cóxác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.

2.Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề;

b) Bảo sao văn bằngchuyên môn;

c) Văn bản xác nhậnquá trình thực hành;

d) Văn bản xác nhậnbiết tiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch theo quy định tạikhoản 3 Điều 23 của Luật này;

đ) Giấy chứng nhận đủsức khoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

e) Phiếu lý lịch tưpháp;

g) Giấy phép lao độngdo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.

3.Người bị mất hoặc bị hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hànhnghề theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật này thì chỉ phảilàm đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề.

4.Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi quy địnhtại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 của Luật này bao gồm:

a) Các giấy tờ theoquy định tại khoản 1 Điều này đối với người Việt Nam hoặc khoản 2 Điều này đốivới người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ văn bản xác nhậnquá trình thực hành;

b) Giấy chứng nhận đãcập nhật kiến thức y khoa liên tục.

Điều28. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

1. Hồ sơ đề nghị cấp,cấp lại chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 27 của Luật này được nộp cho Bộ Ytế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế.

2. Trong thời hạn 60ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phònghoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đốivới người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấpthì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứngchỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

3. Trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phònghoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứngchỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Xem thêm: Khám Phá 5 Cách Trang Trí Kệ Tivi Phòng Khách Đẹp, Top 100+ Mẫu Kệ Tivi Phòng Khách Đẹp

4.Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chứcxã hội - nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh,chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chứcxã hội khác để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứngchỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xây dựng cáctiêu chuẩn công nhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục vàđiều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy địnhnội dung, hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếngViệt thành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tếthành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghềnghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổchức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác đểtư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề,đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.

5. Bộ trưởng Bộ Quốcphòng quy định thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người làm việctại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều29. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề

1.Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Chứng chỉ hành nghềđược cấp không đúng thẩm quyền;

b) Chứng chỉ hành nghềcó nội dung trái pháp luật;

c) Người hành nghềkhông hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;

d) Người hành nghề đượcxác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe,tính mạng người bệnh;

đ) Người hành nghềkhông cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

e) Người hành nghềkhông đủ sức khỏe để hành nghề;

g) Người hành nghềthuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.

2.Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởngBộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thu hồichứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 26 của Luật này

3.Trong trường hợp phát hiện người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật màkhông thuộc quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độsai sót, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tếđình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề theoquy định của pháp luật.

4.Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề; thủ tục, thờigian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.

5.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề; thủ tục,thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hànhnghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều30. Lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

1. Người đề nghị cấp,cấp lại chứng chỉ hành nghề phải nộp lệ phí.

2.Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

MỤC3. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

Điều31. Quyền được hành nghề

1. Được hành nghề theođúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.

2. Được quyết định vàchịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt độngchuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.

3. Được ký hợp đồnghành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ đượcchịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Được tham gia cáctổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Điều32. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh

1. Được từ chối khámbệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượtquá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phảibáo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh,chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thựchiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khingười bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Được từ chối khámbệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luậthoặc đạo đức nghề nghiệp.

Điều33. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn

1. Được đào tạo, đàotạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ chuyên mônhành nghề.

2. Được tham gia bồidưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.

Điều34. Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh

1. Được pháp luật bảovệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹthuật mà vẫn xảy ra tai biến

2. Được đề nghị cơquan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảyra tai biến đối với người bệnh

Điều35. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề

1. Được trang bịphương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơlây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.

2. Được bảo vệ sức khỏe,tính mạng, danh dự, thân thể.

3. Trường hợp bị ngườikhác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc,sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chínhquyền nơi gần nhất.

MỤC4. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

Điều35. Nghĩa vụ đối với người bệnh

1. Kịp thời sơ cứu, cấpcứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 củaLuật này.

2. Tôn trọng các quyềncủa người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3. Tư vấn, cung cấpthông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.

4. Đối xử bình đẳng vớingười bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyếtđịnh chuyên môn của mình.

5. Chỉ được yêu cầungười bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khaitheo quy định của pháp luật.

Điều37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

1. Thực hiện đúng quyđịnh chuyên môn kỹ thuật.

2. Chịu trách nhiệm vềviệc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

3. Thường xuyên học tập,cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Tận tâm trong quátrình khám bệnh, chữa bệnh.

5. Giữ bí mật tình trạngbệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnhán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.

6. Thông báo với ngườicó thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặcvi phạm quy định của Luật này.

7. Không được kê đơn,chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

Điều38. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp

1. Hợp tác và tôn trọngđồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Bảo vệ danh dự, uytín của đồng nghiệp.

Điều39. Nghĩa vụ đối với xã hội

1. Tham gia bảo vệ vàgiáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

2. Tham gia giám sátvề năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

3. Chấp hành quyết địnhđiều động của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luậtnày.

4. Chấp hành quyết địnhhuy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnhnguy hiểm.

Điều40. Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp

Người hành nghề cónghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chương 4.

CƠ SỞ KHÁM BỆNH,CHỮA BỆNH

MỤC1. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều41. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Các hình thức tổchức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Bệnh viện;

b) Cơ sở giám định ykhoa;

c) Phòng khám đakhoa;

d) Phòng khám chuyênkhoa, bác sỹ gia đình;

đ) Phòng chẩn trị y họccổ truyền;

e) Nhà hộ sinh;

g) Cơ sở chẩn đoán;

h) Cơ sở dịch vụ y tế;

i) Trạm y tế cấp xãvà tương đương;

k) Các hình thức tổchức khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Chính phủ quy địnhchi tiết khoản 1 Điều này và các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trongquân đội.

Điều42. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Có quyết địnhthành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnhdo Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầutư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Có giấy phép hoạtđộng do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Điều43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh,chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các quy địnhcủa quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Ytế ban hành.

b) Có đủ người hànhnghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Người chịu tráchnhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

2. Trường hợp đăng kýthành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiệnquy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề cóbằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

3.Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấyphép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.

Điều44. Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Giấy phép hoạt độngđược cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tạiĐiều 43 của Luật này.

2. Nội dung của giấyphép hoạt động bao gồm:

a) Tên, hình thức tổchức, địa điểm hoạt động;

b) Phạm vi hoạt độngchuyên môn;

c) Thời gian làm việchằng ngày.

3. Cơ sở khám bệnh,chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục đềnghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức,chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm phải làm thủ tục đề nghị cấpgiấy phép hoạt động.

4. Trường hợp giấyphép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại điểm akhoản 1 Điều 48 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phéphoạt động.

5. Bộ trưởng Bộ Y tếban hành mẫu giấy phép hoạt động.

6.Chính phủ quy định lộ trình cấp giấy phép hoạt động để bảo đảm đến ngày 01tháng 01 năm 2016, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước đang hoạt độngvào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có giấy phép hoạt động.

MỤC2. THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠTĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều45. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối vớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Bộ trưởng Bộ Y tếcấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợpquy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnhnơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điềuchỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.

2. Giám đốc Sở Y tế cấp,cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữabệnh trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này vàthông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơsở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồigiấy phép hoạt động.

3. Bộ trưởng Bộ Quốcphòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối vớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều46. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh

1.Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấyphép hoạt động;

b) Bản sao quyết địnhthành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcủa Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcó vốn đầu tư nước ngoài;

c) Bản sao chứng chỉhành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phậnchuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môncủa từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từngngười hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

d) Bản kê khai cơ sởvật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;

đ) Tài liệu chứngminh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luậtnày;

e) Đối với bệnh viện,ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải cóĐiều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.

2.Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lạigiấy phép hoạt động;

b) Bản gốc giấy phépbị hư hỏng (nếu có).

3.Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Đơn đề nghị điềuchỉnh giấy phép hoạt động;

b) Bản kê khai cơ sởvật chất, thiết bị y tế và hồ sơ nhân sự tương ứng với quy mô hoặc phạm vi hoạtđộng chuyên môn dự kiến điều chỉnh.

Điều47. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh

1. Thủ tục cấp, cấp lại,điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy địnhnhư sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp,cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại Điều 46 của Luật này đượcnộp cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế;

b) Trong thời hạn 90ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phònghoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặcđiều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

c) Trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phònghoặc Giám đốc Sở Y tế cấp lại giấy phép hoạt động; nếu không cấp lại giấy phéphoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần thẩm định, thủ tụcthẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động.

3. Bộ trưởng Bộ Quốcphòng quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần thẩm định, thủ tục thẩm địnhđể cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộcthẩm quyền quản lý.

Điều48. Thu hồi và đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1.Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Giấy phép hoạt độngđược cấp không đúng thẩm quyền;

b) Cơ sở khám bệnh,chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;

c) Sau 12 tháng, kể từngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động.

d) Cơ sở khám bệnh,chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạtđộng.

2.Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởngBộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thu hồigiấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 45 của Luật này.

3.Trong trường hợp phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai sót chuyên môn hoặckhông bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này thì tùytheo tính chất, mức độ sai sót, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phònghoặc Giám đốc Sở Y tế đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn củacơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4.Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động; thủ tục, thờigian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh.

5.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động; thủ tục,thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều49. Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh,chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phải nộp lệ phí.

2.Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh giấyphép hoạt động.

MỤC3. CHỨNG NHẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều50. Chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Tiêu chuẩn quản lýchất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là yêu cầu về đặc tính kỹ thuậtvà quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh do tổ chức trong nước hoặc nước ngoài ban hành được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.

2. Khuyến khích cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động áp dụng tiêu chuẩn quản lýchất lượng quy định tại khoản 1 Điều này để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữabệnh.

3. Việc chứng nhận chấtlượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải do tổ chức có đủ điều kiện quy địnhtại Điều 51 của Luật này thực hiện trên cơ sở đánh giá chất lượng thực tế củacơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

Điều51. Các tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Tổ chức chứng nhậnchất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là tổ chức độc lập với cơ sở khámbệnh, chữa bệnh do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập.

2. Khi thực hiện việcchứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức chứng nhận chấtlượng phải bảo đảm nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực, công khai, minhbạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận của mình.

3.Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức chứngnhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

MỤC4. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều52. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1.Được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này;cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tếđược khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để lao động, học tập, làm việc và chịutrách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe của mình.

2. Được từ chối khámbệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượtquá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạtđộng nhưng phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giảiquyết. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việcsơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi ngườibệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

3. Được thu các khoảnchi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

4. Được hưởng chế độưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của phápluật.

Điều53. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Tổ chức việc cấp cứu,khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.

2. Thực hiện quy địnhvề chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Công khai thời gianlàm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết.

4. Báo cáo cơ quan cấpgiấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên mônkỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nướcngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Bảo đảm việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề được quy định tại Luậtnày.

6. Bảo đảm các điềukiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vihoạt động chuyên môn được phép.

7. Chấp hành quyết địnhhuy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai,thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

8. Trường hợp dừng hoạtđộng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh ánđến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnhvới người bệnh.

Chương 5.

CÁC QUY ĐỊNHCHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều54. Cấp cứu

1. Các hình thức cấpcứu bao gồm:

a) Cấp cứu tại cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh;

b) Cấp cứu ngoài cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh.

2. Khi việc cấp cứuvượt quá khả năng chuyên môn thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh,chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

a) Tổ chức hội chẩntheo quy định tại Điều 56 của Luật này;

b) Mời cơ sở khám bệnh,chữa bệnh khác đến hỗ trợ cấp cứu;

c) Chuyển người bệnhcấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

3. Người đứng đầu cơsở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực vàphương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh.

Điều55. Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc

1. Việc chẩn đoán bệnh,chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc phải bảo đảm các nguyên tắc sauđây:

a) Dựa trên kết quảkhám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, giađình, nghề nghiệp và dịch tễ;

b) Kịp thời, kháchquan, thận trọng và khoa học.

2. Người hành nghề đượcgiao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

a) Khám bệnh, chẩnđoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc kịp thời, chính xác vàchịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điềutrị, kê đơn thuốc của mình;

b) Quyết định điều trịnội trú hoặc ngoại trú; trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu ngườibệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

Điều56. Hội chẩn

1. Việc hội chẩn đượcthực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghềhoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triểntốt hoặc có diễn biến xấu đi.

2. Các hình thức hộichẩn bao gồm:

a) Hội chẩn khoa;

b) Hội chẩn liên cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh;

c) Hội chẩn qua thamkhảo ý kiến chuyên gia;

đ) Hội chẩn từ xa bằngcông nghệ thông tin;

e) Hội chẩn khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều57. Điều trị ngoại trú

1. Điều trị ngoại trúđược thực hiện trong trường hợp sau đây:

a) Người bệnh không cầnđiều trị nội trú;

b) Người bệnh sau khiđã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏicơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Sau khi quyết địnhngười bệnh phải điều trị ngoại trú, người hành nghề có trách nhiệm sau đây:

a) Lập hồ sơ bệnh ánngoại trú theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

b) Ghi sổ y bạ theodõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩnđoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại.

Điều58. Điều trị nội trú

1. Việc thực hiện cácthủ tục hành chính liên quan đến việc vào, chuyển hoặc ra khỏi cơ sở khám bệnh,chữa bệnh, chuyển khoa phải bảo đảm kịp thời và không gây phiền hà cho người bệnh.

2. Điều trị nội trúđược thực hiện trong trường hợp sau đây:

a) Có chỉ định điềutrị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Có giấy chuyển đếncơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Xem thêm: Mg(Oh)2 Màu Gì - Màu Kết Tủa Thường Gặp Của Hidroxit

3. Thủ tục điều trị nộitrú được quy định như sau:

a) Nhận người bệnhvào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp người bệnhmắc nhiều bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xemxét, quyết định khoa sẽ tiến hành điều trị;

b) H