Cách Trị Ho Cho Trẻ Dưới 6 Tháng Tuổi
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho không phải là trường hợp hiếm. Vì ở độ tuổi này hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến hàng rào bảo vệ này bị lung lay. Nếu mẹ lo lắng việc dùng nhiều thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thì bài viết dưới đây sẽ mách mẹ cách trị ho cho bé dưới 6 tháng an toàn và hiệu quả nhất.
Bạn đang xem: Cách trị ho cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Triệu chứng ho của bé dưới 6 tháng tuổi
Thông thường, trẻ dưới 4 tháng tuổi vẫn còn lượng kháng thể từ mẹ truyền qua trong quá trình mang thai nên rất hiếm khi bị ốm vặt. Từ tháng thứ 6 trở đi, lượng kháng thể này bắt đầu giảm dần, trẻ sẽ bước vào một giai đoạn mới được gọi là “cửa sổ miễn dịch”. Tức là cơ thể sẽ phải học cách dần thích nghi với việc tự sản sinh ra các yếu tố miễn dịch để chống đỡ lại tác nhân gây bệnh. Cũng vì lý này mà trẻ sơ sinh 5, 6 tháng tuổi rất dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ho.

Trẻ có thể bị ho đờm hoặc ho khan. Có bé chỉ ho húng hắng một bài giờ rồi lại dứt, nhưng có trẻ lại bị ho kéo dài, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như:
Sốt nhẹNghẹt mũi hoặc sổ mũiKhó thởThở khò khèHay bị nôn trớĐặc biệt, cơn ho của trẻ thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của trẻ, khiến bé mệt mỏi, thậm chí sụt cân, suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân trẻ dưới 6 tháng tuổi ho
90% trẻ bị ho là do nguyên nhân bệnh lý đường hô hấp. Cụ thể, triệu chứng ho ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi xảy ra là do mắc các bệnh lý sau:
Cảm cúmCảm lạnhViêm mũi xoangViêm họngViêm amidanViêm VAViêm phế quảnViêm thanh quảnViêm tiểu phế quảnViêm phổiViêm phổi
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị ho còn do một số tác nhân sau:
Trào ngược dạ dày: Dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây kích thích niêm mạc họng, từ đó khiến bé bị hoDị ứng: Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có thể khiến niêm mạc họng bị kích thích, dẫn đến cơn ho. Một số yếu tố dị nguyên phải kể đến là phấn hoa, lông vật nuôi, sữa, thức ăn,…Khói bụi, thuốc láTrẻ bị hóc phải dị vậtTổng hợp cách trị ho cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Các loại thuốc kháng sinh có thể mang lại hiệu quả trị ho nhanh chóng. Tuy nhiên, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chúng lại tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ rất lớn. Do vậy, việc lựa chọn cách trị ho cho trẻ sơ sinh cần được cân nhắc dựa trên mức độ ho của bé.
Trường hợp trẻ chỉ ho nhẹ, không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên áp dụng các biện pháp trị ho tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ.
Dưới đây là tổng hợp các cách trị ho cho trẻ dưới 6 tháng tuổi không dùng thuốc:
Trẻ bị ho có đờm, thở khò khè
Thông thường trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho có đờm sẽ kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. Do đó, để dứt cơn ho mẹ nên trị đồng thời 2 triệu chứng này.
Hạ sốt cho béVới trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt, mẹ nên chườm ấm để cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Trường hợp bé sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kê đơn thuốc theo đúng chỉ định.
Vỗ rung long đờmĐể giảm tình trạng đờm nhớt trong họng, mẹ có thể áp dụng kỹ thuật vỗ rung long đờm cho bé.

Đây là kỹ thuật dùng lực từ bàn tay vỗ vào thành ngực tạo ra khí rung giúp làm giãn phổi, thông thoáng đường thở, đào thải và bài trừ đờm nhớt ra khỏi khí quản. Các phương pháp vỗ rung long đờm được thực hiện như sau:
Kỹ thuật vỗ long đờm cho bé giúp đường thở của bé được thông thoáng
Chuẩn bị 1 tấm vải mỏng đặt tại vị trí thực hiện vỗ rung đờmNgười thực hiện cần khum bàn tay, vỗ vào ngực và lưng bé bằng cách lắc nhẹ cổ tay. Tuyệt đối không được dùng lực từ cánh tay sẽ gây đau cho béVỗ nhịp nhàng từ vị trí gần phổi lên dần tới náchThao tác này cần thực hiện từ 3 – 10 phútLưu ý: Khi thực hiện kỹ thuật vỗ rung đờm, mẹ cần đặt bé ở tư thế phù hợp. Có thể cho bé nằm nghiêng sang một bên hoặc bế trẻ lên sao cho cằm chạm vào vai mẹ.
Trẻ bị ho và nghẹt mũi
Rửa mũi cho béKhi mũi bị chảy dịch hoặc nghẹt có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho, khó thở và bú kém. Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên là giải pháp hữu hiệu giúp đánh bay dịch nhầy ứ đọng cho đường thở luôn thông thoáng. Đồng thời, việc làm này còn có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây xuống cổ họng hay sang tai.
Mẹ có thể mua sẵn nước muối sinh lý ở tiệm thuốc về rửa mũi cho con. Nếu đơn thuần bé chỉ bị nghẹt mũi nhẹ sẽ cần rửa mũi 2-3 lần mỗi ngày, còn nếu bé bị năng hơn thì ngày 4-6 lần.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tự xì mũi. Do đó, sau khi rửa mũi cho bé xong, mẹ cần đợi ít phút để dịch nhầy được làm loãng rồi sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi.
Lưu ý: Khi hút mũi cho bé, mẹ không nên sử dụng lực hút quá mạnh dễ gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.
Gối cao đầu bé lúc ngủTrẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho thường kèm theo hiện tượng khó thở, do đó khi ngủ mẹ nên kê gối đầu bé cao hơn thường ngày. Việc làm này tạo điều kiện cho bé thở dễ dàng, từ đó có giấc ngủ ngon hơn.
Tăng cữ bú và lượng nước uống trong ngàyĐây là một trong những cách trị ho cho bé dưới 6 tháng tuổi an toàn mà vô cùng hiệu quả.
Xem thêm: Điều Kiện Áp Dụng Chào Hàng Cạnh Tranh Là Gì, Qui Trình Chào Hàng Cạnh Tranh
Khi bé có hiện tượng ho kéo dài, mẹ nên tăng cường cữ bú. Điều này sẽ giúp làm loãng đờm nhớt trong cổ họng, xoa dịu cơn kích ứng niêm mạc, nhớ đó bé sẽ nhanh chóng giảm ho. Đồng thời hạn chế được tình trạng nôn trớ khi ho mà vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
Cùng với việc tăng cường cũ bú, các chuyên gia khuyên mẹ nên tích cực bổ sung nhiều nước hơn cho trẻ, đặc biệt là nước ấm.

Giai đoạn 5, 6 tháng tuổi trẻ sơ sinh bắt đầu được làm quen với thức ăn thô. Vì vậy, mẹ có thể tập làm quen với các chất lỏng khác ngoài cháo, bột như nước ép hoa quả, nước canh,… để bé không bị nhàm chán.
Sử dụng máy tạo độ ẩm làm dịu cơn hoKhông khí xung quanh quá hanh khô là một trong những nguyên nhân khiến niêm mạc họng bị kích ứng, từ đó dẫn đến những cơn ho. Để cải thiện chất lượng không khí, bố mẹ có thể nghĩ đến việc lắp đặt máy tạo độ ẩm trong phòng của bé.

Trong quá trình sử dụng, mẹ cần lưu ý thường xuyên thay nước và vệ sinh máy tạo độ ẩm theo đúng quy trình để tránh tình trạng ẩm mốc.
Cách trị ho khan cho bé
Trường hợp bé bị ho khan ở cấp độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dân gian dưới đây:
Lá húng chanhHúng chanh hay còn có tên gọi khác là tần dày lá. Đây là vị thuốc nổi tiếng với công dụng chỉ ho được người xưa sử dụng rất nhiều. Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu chứng minh cho hiệu quả của vị thuốc này.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất cavaron trong lá húng chanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm nên có thể dùng để trị ho và các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác. Lá húng chanh rất lành tính, không độc nên mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng.
Có 2 cách trị ho cho bé dưới 6 tháng tuổi bằng lá húng chanh như sau:
Cách 1:
Lá húng chanh rửa sạch, giã nátThêm nước sôi vào trộn đềuLọc bỏ bã, lấy nguyên phần nước cho bé uốngÁp dụng mỗi ngày 1-2 lầnCách 2:
Lá húng chanh rửa sạch, giã nát cùng với 10 hạt chanhCho hỗn hợp trên vào bát rồi trộn cùng với 3 thìa đườngTiến hành hấp cách thủy cho tan hết đườngCho bé uống khoảng 3 lần/ngàyCam nướngCùng họ với chanh quất, cam cũng có đặc tính kháng khuẩn, làm thanh mát cơ thể, đồng thời bổ sung vitamin C giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
Cam tươi đem rửa sạch, để ráoNgâm với muối tinh rồi cho vào lò vi sóng nướngVắt nước cam đã nướng cho bé uống ngày 3-4 lầnTỏi và đường phènTỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình Việt. Với đặc tính nồng, ấm, tỏi thường được sử dụng để chữa ho, cảm cúm, viêm đường hô hấp,… cho bé.
Kết hợp đường phèn với tỏi không chỉ dứt cơn ho nhanh chóng mà còn giúp bé tiêm đờm, ức chế vi khuẩn, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa chứng biếng ăn do ho kéo dài.

Để trị ho cho bé bằng tỏi và đường phèn mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
Bóc tỏi, thái lát mỏng rồi cho vào cái bát nhỏThêm đường phèn rồi, sau đó đem hấp cách thủy khoảng 15 phútChia hỗn hợp trên thành 2 phần cho bé uống trong ngàyNgoài ra, nếu bé nhà bạn thường xuyên ốm vặt, mẹ có thể ngâm một hũ mật ong cùng tỏi để cho bé dùng dần. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 150g tỏi và 200ml mật ongTỏi bỏ vỏ, xếp vào hũ thủy tinhCho đường phèn vào và đậy kín nắpNgâm hỗn hợp trong khoảng 14 ngày là có thể đem ra sử dụng đượcRau diếp cá và nước vo gạoRau diếp cá có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, long đờm và giảm ho hiệu quả. Khi kết hợp chung với nước vo gạo sẽ mang lại tác dụng trị ho ngay tức thì.

Mẹ có thể trị ho cho bé bằng rau diếp cá và nước vo gạo theo cách sau:
Rau diếp cá đem rửa sạch, xay nhuyễnCho thêm nước vo gạo và đun sôi trong khoảng 20 phútMẹ có thể pha thêm đường cho bé dễ uống.Lá hẹ và đường phènNghiên cứu cho thấy, trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, mang lại tác dụng long đờm, tiêu diệt vi khuẩn lây nhiễm, đặc biệt là đẩy lùi cơn ho cho trẻ nhanh chóng mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Cách trị ho cho bé bằng lá hẹ và đường phèn được thực hiện như sau:
Mẹ cần chuẩn bị 100g lá hẹ và 1 ít đường phènLá hẹ đem rửa sạch, cắt khúc ngắn cỡ chừng 1 đốt ngón tayThêm đường phèn vào rồi hấp cách thủy đến khi lá hẹ chínChia hỗn hợp này làm 3 phần rồi cho bé dùng trong ngàyQuất và đường phènTừ lâu, quả quất đã được biết đến là một vị thuốc trị ho cho trẻ an toàn và nhanh chóng. Kết hợp quất với đường phèn sẽ mang lại hiệu quả trị ho, long đờm, giảm đau rát cổ họng nhanh chóng.
Xem thêm: 8 Tác Dụng Của Cây Rau Má Chữa Bệnh Gì, Uống Rau Má Nhiều Có Tốt Không

Loại quả này lành tính, hoàn toàn không gây tác dụng phụ lại vừa hiệu quả, dễ kiếm. Do đó, mẹ hãy yên tâm áp dụng cho bé nhé.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 200g quất tươi, 50g đường phèn và ½ muỗng cafe muốiQuất rửa sạch, thái lát nhỏ rồi cho vào hủ thủy tinhCho hỗn hợp còn lại vào bình rồi trộn đềuNgâm trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng đượcCho bé uống nước cốt quất đường phèn 1-2 lần mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi cơn ho nhanh chóngKhi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?
Phụ huynh không cần lo lắng quá nhiều khi trẻ bị ho. Bởi đôi khi cơn ho chỉ là bộc phát, sẽ tự khỏi sau vài hôm. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện thấy trẻ ho kèm theo những hiện tượng bất thường sau, cần đưa ngay tới bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời: